Trào lưu chơi lan đột biến đang nở rộ ở Việt Nam, thế nhưng việc nhóm đối tượng “lừa bán lan đột biến giả, đút túi số tiền 1,4 tỷ đồng” khiến mình thực sự sốc về mức độ tinh vi của hoạt động này.

landbien-1625564754.jpeg
Lan đột biết đang được rất nhiều người tìm kiếm, săn lùng. Ảnh: Internet.

Theo thông tin đưa trên báo VTC, vào ngày 5/7 Phòng Cảnh sát Hình sự (PC02) Công an TP Hà Nội cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Quách Văn Hải (SN 1992) và Trịnh Hải Nam (SN 2002, cùng trú huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngoài 2 đối tượng trên, cơ quan công an cũng xác định thêm 4 người khác liên quan là Đỗ Văn Chung (SN 1987), Nguyễn Anh Thái (SN 1997), Trần Hữu Sỹ (SN 1987), Trần Thắng Xuất (SN 1992, cùng trú huyện Yên Thuỷ).

Được biết, các bị can này là những người hiểu biết việc trồng các loại lan, vì vậy Hải, Nam cùng đồng bọn đã bàn bạc, rủ nhau lập kế hoạch lừa đảo từ việc mua bán hoa lan đột biến gen giả.

doituong-1625564708.jpeg
Đối tượng Trịnh Hải Nam và Quách Văn Hải trong nhóm lừa bán lan đột biến gen giả. Ảnh: Công an Hà Nội.

Để thực hiện kế hoạch, đối tượng Hải, Nam và Sỹ tạo tài khoản trên mạng xã hội Facebook rồi tăng lượt tương tác, uy tín của tài khoản đó. Khi tài khoản đã đạt độ uy tín nhất định, Hải, Nam, Sỹ tiến hành rao bán các loại cây lan và nhắn tin trao đổi với người mua về số lượng và loại cây lan.

Theo như khai báo ở cơ quan Công an, thì Sỹ là người trực tiếp trao đổi qua điện thoại về việc mua bán. Đối tượng Chung và Thái tìm thuê nhà, dựng vườn trồng lan, tìm khách nhu cầu mua cây lan đột biến gen và Xuất được giao nhiệm vụ đi tìm, chuẩn bị và cung cấp cây lan phi điệp bình thường, giả làm lan đột biến để lừa khách.

Việc mua bán trực tiếp tại vườn, Hải và Chung sẽ là người tiếp khách và lừa bán lan đột biến giả cho người mua. Khi chốt được đơn hàng và thanh toán tiền, nhóm đối tượng lừa đảo này sẽ cùng nhau ăn chia.

Điểm tinh vi trong hoạt động lừa đảo này là việc, đối tượng Sỹ chỉ đạo cho Nam sử dụng tài khoản ngân hàng của người khác để nhận tiền nhằm tránh việc bị lộ thông tin.

Qua quá trình điều tra, phòng PC02 xác định từ tháng 10/2020 đến tháng 2/2021, nhóm của Hải lừa bán 38 cây lan đột biến gene giả cho 7 vị khách và chiếm đoạt hơn 1,4 tỷ đồng.

Hiện, lan đột biến đang rất “hót” và được nhiều tay chơi cây cảnh tìm kiếm săn lùng. Chính vị độ quý hiếm nên giá của loại cây này thường được đội lên rất cao nhưng vẫn không có hàng để mua.

Nắm bắt được nhu cầu của người chơi lan và giá trị kinh tế mà lan đột biến mang lại nên không ít đối tượng đã lợi dụng để thực hiện các chiêu trò lừa đảo.

Do vậy, trước khi giao dịch, người mua nên tìm hiểu thật kỹ về đối tượng sắp giao dịch, các kiến thức về lan đột biến và hơn thế nữa là phải có những hợp đồng pháp lý ràng buộc rõ ràng để tránh mất tiền mua đồ giả.