TPBVSK Glu Metaherb: Chiêu trò ‘lách luật’ để quảng cáo lừa người tiêu dùng?
- 341Lượt đọc
- 0Trả lời
Chia sẻ thông tin và kiến thức đáng tin cậy dành cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.
-
-
406 Bài viết
-
0 Được cảm ơn
-
Bài viết được yêu thích
- 11/01/2021
- 102203 Lượt xem
Ngày 14/9, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cảnh báo trên website: thuoctieuduong.net đang quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glu Metaherb vi phạm: Không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định (Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 00846/2018/ATTP- XNQC ngày 20/8/2018); Liệt kê công dụng của từng thành phần của sản phẩm.
Được biết, Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glu metaherb do Công ty CP Dược liệu Phương Đông (địa chỉ Số 1 ngách 69B/33 Hoàng Văn Thái, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, thanh phố Hà Nội) chịu trách nhiệm về sản phẩm.
Đáng nói, quá trình hậu kiểm, Công ty cổ phần Dược liệu Phương Đông không thừa nhận các website nêu trên của Công ty cổ phần Dược liệu Phương Đông, Công ty không chịu trách nhiệm về việc quảng cáo các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glu Metaherb trên các website nêu trên.
Sau khi đọc được thông tin trên của Cục An toàn thực phẩm, tôi đã lập tức truy cập vào website thuoctieuduong.net trên nhưng không truy cập được.
Nên tôi đã tìm kiếm thông tin sản phẩm Glu Metaherb trên google thì được dẫn đến một trang web là metaherb.vn ở ngày top đầu thanh tìm kiếm với nội dung: “Glu Metaherb ổn định đường huyết không cần thuốc tây, tiêm ...”nhưng khi click vào trang thì nội dung lại hoàn toàn thay đổi.
Thông tin hiện thị bên trong trang web lại đúng với nội dung giấy xác nhận quảng cáo do Cục An toàn thực phẩm cấp.
Tìm hiểu thêm thông tin trên báo chí thì được biết, một chuyên gia trong lĩnh vực SEO đã chia sẻ: “Đây là ‘chiêu’ lách luật để quảng cáo gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng và cách để hấp dẫn người tìm kiếm click tới trang”.
Thiết nghĩ, công tác hậu kiểm việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên internet và môi trường mạng của cơ quan chức năng cần được xiết chặt và xử lý mạnh tay hơn nữa để bảo vệ người tiêu dùng trước những chiêu trò quảng cáo nhằm trục lợi.
Đồng thời, người tiêu dùng hãy thật cảnh giác trong việc lựa chọn sản phẩm chức năng. Bởi thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ có công dụng hỗ trợ sức khỏe, không có tác dụng điều trị bệnh. Mong người tiêu dùng hãy hết sức cẩn trọng.
Mặc dù chỉ là sản phẩm mỹ phẩm, thế nhưng mỹ phẩm mang nhãn hiệu TBD lại thổi phồng công dụng ‘thần thành’ khiến người tiêu dùng không khỏi hiểu lầm đây là thuốc chữa bệnh.
Mới đây, báo chí đưa tin về sản phẩm Tố Xuân An tuy chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng lại được quảng cáo có công dụng “thần thánh”, ngoài tác dụng tăng kích cỡ vòng 1 còn...