Vậy những lỗi trang phục nào bạn cần tránh xa nếu muốn có buổi phỏng vấn việc làm nhanh 24h thành công?

1-1712049407.jpg
 

Trang phục không phù hợp văn hóa doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp có nét văn hóa đặc trưng riêng. Nó được tạo thành từ nhiều yếu tố, trong đó có cả quy định về trang phục. Vậy nên ngay cả khi nhà tuyển dụng không có yêu cầu bắt buộc về trang phục thì bạn cần ưu tiên trang phục phù hợp với môi trường công sở.

Chọn trang phục không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp sẽ “tố cáo” bạn chưa tìm hiểu kỹ về họ. Điều này dẫn đến sự không hài lòng từ nhà tuyển dụng và họ có thể loại bỏ bạn vì điều này ngay cả khi bạn có năng lực.

2-1712049407.jpg
 

Trang phục quá ngắn, bó sát

Điều quan trọng khi đi phỏng vấn là bạn cần mang đến hình ảnh tự tin, tràn đầy năng lượng tới nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, lựa chọn bộ trang phục “kiệm vải”, quá ngắn lại khiến bạn trở nên “lạc lõng” thiếu tự tin và mất điểm trầm trọng trong mắt nhà tuyển dụng.

Trang phục phỏng vấn xin việc cần đảm bảo lịch sự, thuận tiện và thoải mái cho bạn hoạt động. Bạn có thể khoe vóc dáng nhưng đừng chọn bộ đồ quá chật, quá ngắn, điều này gây ra sự khó chịu cho nhà tuyển dụng vì họ thấy không được tôn trọng. Hơn nữa, bản thân bạn cũng không thoải mái trong trang phục đó, nó khiến bạn khó cử động, không thể tập trung để thể hiện mình một cách tốt nhất. Chưa kể, nếu trang phục hở quá nhiều, rất có thể bạn sẽ không được tham gia phỏng vấn.

Trang phục quá nổi bật

Màu sắc quá sặc sỡ, lòe loẹt hay phụ kiện quá lớn, rườm rà khiến bạn tạo được sự chú ý, nhưng sự thu hút này lại không được đánh giá cao. Bạn nên nhớ mình đang tham gia một buổi phỏng vấn xin việc, không phải cuộc thi thời trang hay cuộc thi ai nổi bật hơn nhờ trang phục.

Do đó, thay vì gây chú ý vào vẻ bề ngoài, bạn nên đầu tư vào kiến thức, chuyên môn. Hơn nữa, bạn nên dành sự nổi bật cho nhà tuyển dụng, đặt mình đúng vị trí người tìm việc. Tốt nhất, hãy chọn những gam màu trung tính, nhã nhặn; có thể dùng phụ kiện nhưng nên tối giản để tạo ấn tượng tốt nhất.

3-1712049407.jpg
 

Trang phục xuề xòa, luộm thuộm

Bạn không nên có tư duy “mặc gì cũng được”, rồi “bê nguyên” trang phục hàng ngày đi phỏng vấn. Không cần phải đầu tư quá nhiều nhưng bạn cũng nên chỉn chu nhất có thể. Bởi việc cẩu thả trong lựa chọn trang phục sẽ tạo nên hình ảnh vừa xuề xòa vừa luộm thuộm. Điều này dễ khiến nhà tuyển dụng liên tưởng đến tính cách bừa bộn, thiếu chỉn chu của bạn trong công việc.

Bạn nên thể hiện sự gọn gàng, lịch sự, đảm bảo trang phục đã được là ủi cẩn thận. Tuyệt đối không nên chọn đôi dép lê kết hợp quần âu, sơ mi hay chiếc áo thun kết hợp với quần sooc…  

Trang phục cũ, bẩn

Không nhà tuyển dụng nào yêu cầu ứng viên phải mặc bộ quần áo mới nhất hoặc phải theo xu hướng nhưng bạn cũng không nên mặc trang phục quá cũ, quá lỗi thời. Những chiếc áo ố vàng hay chiếc quần đã sờn chỉ không phải là lựa chọn tốt. Bởi điều này có thể khiến nhà tuyển dụng liên tưởng tới việc không nắm bắt xu hướng của ứng viên trong công việc. Họ có thể nghĩ bạn cổ hủ, lạc hậu như chính phong cách ăn mặc của bạn.

Tuyệt đối bạn không nên lựa chọn trang phục đã bị bẩn, bị rách. Tối thiểu cũng cần đảm bảo quần áo sạch sẽ. Điều này thể hiện sự tôn trọng của bạn cho nhà tuyển dụng cũng như công ty.

Trang phục không liên quan tới công việc ứng tuyển

Mỗi vị trí công việc cần một hình ảnh phù hợp. Điều này được tạo thành từ nhiều yếu tố, trong đó có trang phục.

Ví dụ: vị trí nhân viên sale sẽ cần ăn mặc chỉn chu hơn vị trí giao vận; vị trí lãnh đạo cần mặc chuẩn mực hơn các vị trí khác...

Do đó, lựa chọn trang phục phù hợp với công việc ứng tuyển sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Ngược lại nếu lựa chọn trang phục không liên quan đến công việc bạn có thể mất đi cơ hội nghề nghiệp. Vì qua đó phần nào phản ánh năng lực của bạn, bạn không hiểu rõ tính chất công việc, không phù hợp với hình ảnh công ty mong muốn.

“Đầu xuôi thì đuôi mới lọt” nên việc tạo ấn tượng tốt ngay từ “cái nhìn đầu tiên” là thực sự quan trọng với ứng viên. Điều đó lại được bắt đầu từ hình thức bề ngoài, đặc biệt là trang phục phỏng vấn xin việc. Do vậy, tốt nhất bạn nên tránh xa 6 lỗi trên đây để mang đến hình ảnh chuyên nghiệp khi lần đầu gặp gỡ nhà tuyển dụng nhé.