Xuống lớp nên tranh thủ bay. Không hiểu lơ mơ thế nào nó book vé tên Hàn Ni mà quên mất mình họ Đặng. Thế là rối lên, cứ như Vietnam Airlines (VNA) canh khách sai để bắt chẹt vậy.

Lên check in, anh an ninh nhỏ nhẹ "chị ơi, vé chị thiếu tên, xuống quầy VNA dưới đất sửa rồi chị lên lại lối này cho nhanh nha!"

Xuống quầy VNA trình bày, cô nhân viên xem xét xong vào máy kiểm tra xong chỉ mình đến quầy check in để đóng check in thì mới sửa được (vì vé đã check in rồi).

Đến quầy check in xong đem vé quay trở lại quầy vé VNA theo đúng yêu cầu thì 2 nhân viên rù rì với nhau nói: Vé không sửa được, vì thiếu họ, nên phải mua mới!

Giá vé đi Hà Nội (chỉ lượt đi) là 3.600.000 đồng và đương nhiên mất luôn vé về.

Thời gian gấp rút đương nhiên khách đành phải mua và mua với giá mắc. Lại bị ngồi ghế khác (ghế cũ vẫn để trống). Mình có lỗi mà...

Thế nhưng, vấn đề đặt ra là:

1. Lỗi sai không làm sai bản chất sự việc. Và muốn kiểm tra, VNA có thể kiểm tra qua email, điện thoại người đặt vé có đúng vé của người đó không (có sai mới sinh ra quầy chỉnh sửa). An ninh có quyền k cho qua cổng nếu sai tên. Còn nơi bán vé của VNA, lẽ ra phải là nơi bảo vệ khách hàng. Nếu khách sai, viết thiếu, mà chứng minh vé đó là của họ thì chỉnh sửa chứ. Tại sao bắt chẹt cái sai của khách để trục lợi, mà không cần kiểm tra.

2. Nếu không cho sửa, phải huỷ vé, thì tại sao lại bắt khách đi mở lại vé (trở về trạng thái chưa đi). Khách bị hành thêm công đoạn, rồi cuối cùng lại huỷ vé vào cận giờ bay. Không còn đường lựa chọn, khách đành mua vé mới, giá cao. Cơ chế thị trường, khách hàng là thượng đế mà thế này thì rõ ràng có vấn đề!

Nhà báo Hàn Ni